Khu đô thị kết hợp KCN là sự phát tiển đồng bộ và Bền Vững

Thành phố công nghiệp: Nền tảng bền vững cho Cách mạng công nghiệp 4.0

   
Tại các quốc gia có nền công nghiệp phát triển mạnh đều có định hướng, quy hoạch khu công nghiệp (KCN) kết hợp khu đô thị (KĐT), dịch vụ nhằm giải quyết các nhu cầu tất yếu về nhà ở, an sinh xã hội của hàng trăm ngàn công nhân, kỹ sư, chuyên gia… và đây cũng đã và đang là xung hướng phát triển công nghiệp ở Việt Nam.

Các nước có nền công nghiệp phát triển hàng đầu như Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Anh… hay một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia… đều có những KCN kết hợp đô thị, dịch vụ. Đây đều là những đầu tàu kinh tế, dịch vụ, an sinh xã hội của mỗi đất nước.

Tại Việt Nam, việc phát triển KCN kết hợp KĐT, dịch vụ và thân thiện với môi trường mới chỉ ở bước đi đầu tiên. Tại một số tỉnh thành, các KCN kết hợp KĐT đã đạt được thành công như Hà Nội, TP HCM, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nam Định…

Xu hướng KCN kết hợp KDC sẽ tạo ra những thung lũng silicon trong tương lai cho Việt Nam.

Xu hướng KCN kết hợp KDC sẽ tạo ra những thung lũng silicon trong tương lai cho Việt Nam.

Mội số địa phương khác như Long An, Đồng Nai, Bình Phước… các KCN kết hợp KĐT, dịch vụ cũng đang được chú trọng phát triển và đạt được những hiệu quả nhất định trong thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, các dự án bất động sản phục vụ nhu cầu nhà ở cho người lao động và an sinh xã hội tại địa phương.

Việc phát triển KCN kết hợp KĐT, dịch vụ đã thay đổi một xã hội nông nghiệp truyền thống trở thành một thành phố công nghiệp thông minh theo hướng sáng tạo, bền vững, đáng sống và môi trường kinh doanh thân thiện.

Với làn sóng thành phố công nghiệp mới, tốc độ phát triển và đô thị hóa vùng xung quanh và bản thân các đô thị trung tâm sẽ nhanh hơn; đồng thời làm gia tăng khoảng cách không gian (vật thể và phi vật thể) giữa thành thị và nông thôn thời gian tới nếu thiếu biện pháp cấp bách thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn.

Tại Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2019 tổ chức mới đây, ông Nguyễn Đình Cung –  Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết, phát triển bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục rộng mở. Đặc biệt khi Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý KCN và khu kinh tế ra đời, đã cụ thể hóa và bổ sung thêm nhiều điều kiện cho việc phát triển bất động sản công nghiệp.

Chính phủ và các tỉnh thành đang khuyến khích phát triển KCN kết hợp với KĐT, dịch vụ.

Chính phủ và các tỉnh thành đang khuyến khích phát triển KCN kết hợp với KĐT, dịch vụ.

Sự thay đổi quan trọng của Nghị định số 82 là việc đa dạng hoá các loại hình KCN thành khu đa chức năng. Điều này xuất phát từ thực tế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng thương mại điện tử đang tạo nên nhu cầu phát triển nhu cầu hạ tầng và công nghệ hiện đại, kết nối xuyên suốt và đồng bộ. Do đó, yêu cầu này đòi hỏi việc phải tạo nên một khái niệm mới cho hệ thống bất động sản công nghiệp với tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn.

Cùng quan điểm, ông Ngô Hữu Tiệp –  CEO GIZA E&C cho biết, khác với mô hình nhà ở công nhân hiện nay chỉ phục vụ cho bản thân công nhân KCN, mô hình quy hoạch đô thị công nhân lại được quy hoạch phát triển cho cộng đồng dân cư đa dạng với nhiều người, với bản thân cư dân là công nhân tại chỗ chiếm đa số. Các cư dân không làm công nhân trong các KCN vẫn tham gia cung ứng các tiện ích sống trong KĐT.

Ông Tiệp nhận định: “Mô hình khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, đã giúp hình thành đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong các KCN, nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn kết giữa phát triển KCN với quá trình đô thị hóa tại các địa phương. Đặc biệt, giải quyết vấn đề nhà ở, công trình văn hóa, thể thao và các tiện ích xã hội khác, đảm bảo cuộc sống của công nhân trong KCN, phát triển KCN theo hướng bền vững. Góp phần phân bố dân cư hợp lý tại các địa bàn trọng điểm tập trung nhiều KCN, phát triển các khu đô thị mới với hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ”.

Cũng theo ông Tiệp, số lượng người lao động, cán bộ quản lý, chuyên gia tập trung với số lượng lớn cũng làm xuất hiện các yêu cầu mới đối với việc đảm bảo các hạ tầng xã hội và dịch vụ phục vụ cho cuộc sống công nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó, với tư cách là một nhà thầu hạ tầng khu công nghiệp, GIZA nhận thấy, cần định hướng ngành nghề rõ ràng, đặc thù hơn tại các KCN hỗ trợ, khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, KCN sinh thái để thu hút các doanh nghiệp liên kết.

Ngoài ra, cần liên kết nội khu của KCN chặt chẽ hơn bằng các bản quy hoạch, thiết kế, phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất gắn liền với hạ tầng xã hội. Và cuối cùng, quy hoạch và thiết kế các KCN an toàn hơn, sạch – xanh – đẹp hơn và nhân văn hơn.

Minh Tuấn

Bình luận

[fbcomments]